Biết phải khổ thế này thì chả mua ô tô làm gì
Khi một xe đi đúng luật, một xe vượt đèn đỏ hoặc vượt ẩu, tạt đầu… tông vào, không gây tai nạn về người (hoặc có nhưng nhẹ). Thường là xe máy ăn vạ hoặc có lỗi nhưng cương quyết không đền, thậm chí còn đòi đền ngược. Công an đến (nếu thấy ôtô không có lỗi) thông thường cũng sẽ ưu tiên việc tự giải quyết, chừng nào 2 bên không thỏa thuận được mới lập biên bản. Oái ăm thay, dù không sai nhưng mà bị “lập biên bản vì tai nạn” sẽ bị giam xe ít nhất là một tuần đến 10 ngày.
Nhiều người nai lưng ra kiếm tiền, mua được chiếc ôtô. Tưởng là sướng hóa ra lại chịu quá nhiều “nỗi khổ”.
Khổ vì tắc đường
Nỗi khổ đầu tiên là chuyện tắc đường. Nếu bạn sinh sống ở nông thôn hoặc các đô thị nhỏ thì có lẽ tắc đường chưa bao giờ là nỗi lo thường trực. Tuy nhiên, hãy trải nghiệm một ngày ở Hà Nội hay TP.HCM để thấm thía nỗi “đau khổ” này.
Sáng tắc đường, trưa tan tầm tắc đường, chiều về lại tiếp tục… tắc đường! Khi tắc đường, những chiếc ôtô là những “nạn nhân” phải chờ đợi lâu nhất, bởi không có được sự linh động như xe gắn máy. Dù xe có điều hòa nhiệt độ, cửa kính kín mít không sợ khói bụi, nhưng cái giá phải trả là hàng giờ đồng hồ chờ đợi.
Hôm nào lái xe về nhà mà cũng căng như dây đàn. Cả ngày làm việc về lái xe lại thêm ức chế vì tắc đường. Nào thì ‘ông’ xe máy tạt đầu, ‘ông’ xe tự chế cồng kềnh chen lấn, còi inh ỏi. Lúc đó chỉ muốn vứt quách cái ôtô đi thôi.
Bạn đang có nhu cầu mua bán ô tô cũ mà không biết nhờ ai hãy đến với chúng tôi để tư vấn mua bán oto cũ giá rẻ tốt nhất hay con mua ô tô cũ giá tốt còn nguyên như mới
“Mỏi mắt” tìm chỗ đỗ xe
Nỗi khổ thứ 2 là tìm chỗ đỗ xe, gửi xe. Ở thời buổi đất chật, người đông, chỗ ở còn chẳng có huống hồ đậu xe. Nếu chỉ có xe máy thì còn đỡ, vì ít ra nó cũng không chiếm diện tích lắm, nhưng ôtô thì lại là vấn đề khác. Không chỉ cần diện tích đậu xe, nó cũng cần có đường vào ra đủ rộng.
Vì thế, những người có nhà trong hẻm hoặc phố nhỏ muốn sở hữu ô tô thì trước hết phải tìm được bãi đậu xe gần nhà, và chấp nhận ngày ngày đi bộ từ nhà ra bãi và ngược lại.
Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Cơ quan hoặc nơi công tác cũng phải có chỗ đậu xe thuận tiện. Ngoài ra, các nhà hàng, nơi mua sắm… cũng phải có chỗ đậu ôtô. Vì thế sau nỗi lo tắc đường, việc tìm được nơi đỗ xe phù hợp cũng khiến nhiều người “lao tâm khổ tứ”.
Xem Thêm: Top 5 mẫu xe Peugeot phổ biến nhất thị trường Việt Nam
Sao cứ xe lớn phải đền xe nhỏ?
Nỗi khổ thứ 3 là khổ trước cái luật bất thành văn: “xe lớn đền xe nhỏ”, “ôtô đền xe máy”. Nhiều người đi đúng vẫn phải đền, xe máy đâm từ phía sau sai lè lè vẫn phải móc ví ra “giải quyết” nhanh cho êm chuyện.
Khi một xe đi đúng luật, một xe vượt đèn đỏ hoặc vượt ẩu, tạt đầu… tông vào, không gây tai nạn về người (hoặc có nhưng nhẹ). Thường là xe máy ăn vạ hoặc có lỗi nhưng cương quyết không đền, thậm chí còn đòi đền ngược. Công an đến (nếu thấy ôtô không có lỗi) thông thường cũng sẽ ưu tiên việc tự giải quyết, chừng nào 2 bên không thỏa thuận được mới lập biên bản. Oái ăm thay, dù không sai nhưng mà bị “lập biên bản vì tai nạn” sẽ bị giam xe ít nhất là một tuần đến 10 ngày.
Cứ tính trung bình một ôtô không sử dụng một ngày xem như “tổn thất” rẻ mạt lắm cũng 500 ngàn. Làm tính nhẩm xong thì chả ai dại gì cãi nhau với xe máy, thậm chí chấp nhận “đền” (một cách vô lý!) vài trăm đi sửa xe còn mình ngậm cục tức bỏ ra vài triệu sửa xe còn tiết kiệm hơn, mà khỏi lôi thôi rách việc. Mời lên mời xuống, mỗi lần mất một buổi.
Đây chính là “điểm mạnh” để người đi xe máy thoải mái tung hoành, vượt phải, tạt đầu, liều mình như chỗ không người.
Đi ôtô ở Việt Nam đúng là khổ thật!
Leave a Reply