Các bộ phận cần phải vệ sinh và thay mới thường xuyên trên ô tô
Nếu hệ thống lọc gió động cơ có thể vệ sinh, thì lọc dầu động cơ chỉ có thể thay mới định kỳ sau 10.000 km. Để không quên thay thế lọc dầu định kỳ theo cây số, người tiêu dùng thường thay bộ phận này sau 2 lần thay nhớt động cơ.Theo đó, bạn nên thường xuyên chú ý và kiểm tra lọc dầu động cơ nhằm đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng ô tô đúng cách, vấn đề vệ sinh và thay mới những bộ phận cũng cần được đảm bảo để giúp xe tăng tuổi thọ và tiết kiệm chi phí cho người dùng.
Bốn bộ lọc trên xe ô tô cần được vệ sinh định kỳ bao gồm: lọc gió động cơ, lọc dầu động cơ, lọc gió hệ thống điều hòa và lọc nhiên liệu. Những bộ phận này có chức năng ngăn cản, hạn chế bụi bẩn và các tác nhân khác khiến cản trở quá trình lưu thông dầu nhớt, không khí và nhiên liệu.
Nhằm đảm bảo chiếc xe vận hành tốt, người tiêu dùng nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các bộ lọc này. Tuy nhiên, không có quá nhiều người coi trọng vấn đề vệ sinh bộ lọc và hiểu rõ thời gian cần thay thế các chi tiết này.
Bạn đang có nhu cầu mua xe hơi mà không biết chọn mua xe nào vậy hãy đến với chợ mua bán xe ô tô để được tư vấn và mua bán xe ô tô mà minh thích. Chúng tôi có nhiều mẫu xe để bạn lựa chọn mua xe ford, mua xe mazda mà bạn thích
Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ được biết đến như một “lá phổi” được lắp ở dưới nắp ca-pô tại khoang động cơ. Nhiệm vụ chính của nó là ngăn chặn bụi bẩn trước khi đưa không khí vào động cơ đốt trong để sử dụng. Sau một thời gian, bộ phận này sẽ bám đầy bụi ở màng lọc, ngăn cản quá trình lưu thông không khí. Lúc này, lọc gió động cơ bị các bụi bẩn lâu ngày tích tụ không được vệ sinh hoặc thay thế sẽ tạo sai lệch hòa khí, giảm công suất động cơ, gây nóng máy và tạo muội than trong buồng đốt.
Do đó, nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên vệ sinh định kỳ đối với bộ phận lọc gió động cơ sau khi xe chạy 5.000 km và thay thế lọc gió sau 20.000 km sử dụng. Đối với các xe đời cũ, bạn cần vệ sinh lọc gió động cơ sau 3.000 – 4.000 km, thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, khi các chi tiết khác trong bộ phận lọc gió bị hỏng, cần thay thế cho xe một bộ lọc mới.
Theo đó, việc tháo lắp động cơ khá đơn giản, người tiêu dùng có thể tự mình thay thế và vệ sinh định kỳ không cần thông qua chuyên viên kỹ thuật tại gara.
Xem Thêm: Top 5 mẫu xe ô tô điện đáng mua nhất hiện nay
Lọc dầu động cơ
Bộ phận lọc dầu còn có tên gọi thông dụng khác là cốc lọc dầu xe hơi. Bộ phận nhỏ gọn, có chức năng lọc cặn bã, tập chất từ dầu nhớt, đảm bảo khả năng bôi trơn của dầu động cơ.
Nếu hệ thống lọc gió động cơ có thể vệ sinh, thì lọc dầu động cơ chỉ có thể thay mới định kỳ sau 10.000 km. Để không quên thay thế lọc dầu định kỳ theo cây số, người tiêu dùng thường thay bộ phận này sau 2 lần thay nhớt động cơ.Theo đó, bạn nên thường xuyên chú ý và kiểm tra lọc dầu động cơ nhằm đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả.
Một số mẫu ô tô có thiết kế cốc lọc dầu dưới gầm động cơ. Điểm này cần được chú ý vì khi thay thế không đảm bảo sẽ khiến lọc dầu rò rỉ. Việc tìm hiểu kỹ các thông tin kỹ thuật sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng loại lọc dầu cho động cơ xe.
Lọc gió hệ thống điều hòa
Cũng như hệ thống lọc gió động cơ, lọc gió hệ thống điều hòa hay lọc gió cabin giúp xe lọc bụi bẩn trong không khí trước khi cho dòng khí lưu thông vào xe thông qua hệ thống điều hòa.
Sau thời gian dài sử dụng, các màng lọc sẽ bám đầy bụi bẩn khiến lưu lượng gió vào điều hòa không được đảm bảo. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với môi trường ngoài khiến lọc gió điều hòa dễ xuất hiện ẩm mốc cùng tạo “lãnh địa” cho vi khuẩn cư trú. Do đó, nhiều xe có mùi khó chịu hay gây bệnh cho người dùng nếu không được vệ suinh định kỳ.
Do đó, người dùng nên định kỳ kiểm tra và vệ sinh bộ phận này sau 5.000 km, thay mới sau 20.000 km. Ngoài ra, người dùng cũng nên thay thế mới nếu cảm thẩy hệ thống lọc gió có tiếng động lạ hay mùi khó chịu.
Lọc nhiên liệu
Bộ phận lọc nhiên liệu giúp loại bỏ cặn sắt trong nhiên liệu sử dụng cho động cơ xe trước khi đưa vào buồng đốt. Bộ phận này được tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Ở một số dòng xe, chi tiết này được thiết kế gần động cơ dưới nắp ca-pô, dưới gầm xe hoặc ngay trong bình nhiên liệu. Nhiên liệu (xăng, dầu diesel) sẽ được lọc tại bộ phận này trước khi được chuyển vào giai đoạn đốt.
Nếu cặn sắt bám quá nhiều hoặc bộ lọc bị tắc, nhiên liệu sẽ bị chặn tại chế hòa khí hoặc vòi phun, khiến động cơ khó khởi động và vận hành không đảm bảo. Chất lượng xăng dầu hiện nay tại thị trường khiến lọc nhiên liệu xe nhanh chóng bị đóng cặn bẩn. Vì vậy, người dùng nên thay mới lọc nhiên liệu sau 40.000 km.
Leave a Reply